您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Polissya vs Karpaty, 22h00 ngày 7/4: Đứt mạch bất bại
NEWS2025-04-09 16:54:02【Bóng đá】3人已围观
简介 Hư Vân - 07/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g tin thế giớitin thế giới、、
很赞哦!(97954)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Farul vs Unirea Slobozia, 21h30 ngày 7/4: Khó thắng cách biệt
- Đến nhà vợ cũ xin tha thứ, gã đàn ông bủn rủn tay chân vì người ra mở cửa
- Ca sĩ ẩn danh Tập 12: Nam ca sĩ 23 tuổi làm nail, thợ may để mưu sinh ở Mỹ
- Avatar 2 cán mốc nửa tỷ đô sau vài ngày, riêng Việt Nam thu 99 tỷ đồng
- Soi kèo góc West Ham vs Bournemouth, 21h00 ngày 5/4
- Những thói xấu của tài xế Việt cần thay đổi trong năm mới
- Minh Triệu tiết lộ về mối quan hệ 'trên tình bạn' với Kỳ Duyên
- Vụ xe MG liên tục dính lỗi: Hãng xác nhận lỗi cảm biến điểm mù chỉ là ngẫu nhiên
- Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Feyenoord, 21h30 ngày 5/4: Ca khúc khải hoàn
- Đăng đơn ly hôn lên mạng, người phụ nữ nhận trái đắng
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4
Thú thật, tôi chỉ biết mua xe và sử dụng, phục vụ gia đình chứ không suy nghĩ nhiều đến các vấn đề khác. Còn vợ tôi không biết nghe ai mà đòi chuẩn bị hẳn một mâm thức ăn để... cúng xe mới. Cô ấy nói, khi mua ô tô về phải làm lễ cúng thì chiếc xe mới không bị hỏng hóc, đi lại an toàn.
Xe cũ được rất nhiều người lựa chọn để mua vào dịp gần Tết. (Ảnh minh hoạ) Tôi gạt đi và cho rằng chiếc xe sắp mua đã sử dụng gần chục năm, biển kiểm soát vẫn để nguyên như vậy nên việc cúng bái là không cần thiết. Hơn nữa, việc một cỗ máy như ô tô vận hành ổn định, an toàn hay không phụ thuộc phần lớn vào tay lái và quá trình bảo dưỡng, sửa chữa chứ làm lễ cúng mà an toàn được thì không có cơ sở. Thế nhưng, vợ tôi cứ nằng nặc làm theo ý mình khiến tôi khá bối rối.
Không biết rằng với xe cũ như trong trường hợp của tôi có cần phải làm lễ cúng cho yên tâm đi lại hay không? Mong nhận được ý kiến của những người có kinh nghiệm. Xin cảm ơn!
Độc giả Hoàng Thắng(Sơn Tây, Hà Nội)
Những căn bệnh trở thành "đặc sản" trên ô tô cũ
Máy bị ì, yếu, rung giật; điều hoà kém mát; đi hay bị nhao lái; phanh không ăn,... là một số căn bệnh rất thường gặp trên những ô tô đã qua sử dụng.
">Mua ô tô cũ có cần phải làm lễ cúng xe không?
Quân quyết định tự mình đi điều tra về về Hạnh. Anh tìm đến công ty cũ cô làm việc và được biết Quân được biết Hạnh từng làm việc ở đó 2 năm, đã lên đến chức tổ trưởng nhưng xin nghỉ việc khi phát hiện con gái bị đau dạ dày do không muốn tối tối Happi (An Nhiên) phải sốt ruột chờ mẹ mình. Quân được kể lại, do Happi ốm vặt suốt nên Hạnh rất vất vả, cô phải nhận việc về nhà may để có thời gian cho con.
Người này nói đến giờ thi thoảng Hạnh vẫn mượn tiền của cô và khẳng định không có chuyện Hạnh ăn cắp đồng hồ. "Hôm đấy chính Hạnh đưa đồng hồ cho tôi để tôi trả lại cho khách. Nhưng vì nhà tôi có việc đột xuất nên quên mất và hôm đấy Hạnh bị khách mắng oan. Tuổi thì trẻ như thế mà cứ phải thui thủi nuôi con 1 mình, không có chỗ dựa nào hết", người này nói.
Ở một diễn biến khác, Vy (Quỳnh Lương) thắc mắc không hiểu tại sao bố mẹ Khôi (Bình An) lại muốn cô về công ty gia đình làm trong khi cô khẳng định không ham gia sản của nhà chồng. "Bố mẹ có biết thỏa thuận của chúng mình thôi. Có cái công ty gia đình mà vợ chồng đứa con trai duy nhất thờ ơ mãi sao được", Khôi nói. Vy tiếc công việc hiện tại và lăn tăn vì không được học hành gì.
Tuy nhiên lập tức Khôi bóc mẽ Vy, nói cô không phải giấu chuyện vừa hoàn thành khóa học quản trị kinh doanh. Điều này khiến Vy khá bất ngờ. Khôi nói: "Thích biết thì biết. Có người có thèm giấu đâu". Anh động viên vợ nên đến công ty và chắc chắn mẹ anh (Nguyệt Hằng) sẽ chỉ bảo cho Vy. Cô nghi ngờ thái độ của mẹ chồng gần đây khác hẳn, không chỉ với mình mà với cả con trai Voi (Tuấn Phong).
Quân sẽ minh oan cho Hạnh? Vy có đến công ty của gia đình Khôi làm việc? Diễn biến chi tiết tập 7 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối 22/12 trên VTV3.
Diễn viên Quang Trọng 'Đừng làm mẹ cáu' lãng tử xuống phốQuang Trọng - diễn viên trong phim ‘Đừng làm mẹ cáu’ diện loạt đồ hiệu khỏe khoắn trong bộ ảnh mừng tuổi 28.">
Đừng làm mẹ cáu tập 7: Hạnh bị nghi ăn cắp, Quân âm thầm đi điều tra
Chương trình Gõ cửa thăm nhà số mới nhất, Quốc Thuận và Ngọc Lan ghé thăm biệt phủ Trần Lê gia của Lý Nhã Kỳ ở Vũng Tàu.
Quốc Thuận và Ngọc Lan chụp ảnh cùng mẹ con Lý Nhã Kỳ ở hậu trường ghi hình. Tuổi thơ ba đau, mẹ bệnh, bán hạt dưa
Trong cuộc trò chuyện, Lý Nhã Kỳ và mẹ kể về quá khứ cơ hàn, nhiều lần xúc động khi nhắc đến người ba đã mất.
Bà Lê Thị Hòa, mẹ Lý Nhã Kỳ, cho hay chồng bà xưa là là bộ đội đặc công, theo binh đoàn vào giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu gặp rồi cưới bà. Khi ấy, ông mang thương tật ở lưng do bị tai nạn sập hầm ở sông Bến Cát (Bình Dương) trong một lần thực hiện nhiệm vụ. May mắn bà Hòa có 3 đứa con gái hiểu chuyện, công việc buôn bán cũng luôn thuận lợi để bà nuôi con.
Biến cố xảy đến khi Lý Nhã Kỳ lên 7 tuổi, mẹ cô lao lực nên đổ bệnh, phải nhập viện trong khi ba cô đang nằm điều trị ở một bệnh viện khác. Vậy là chị cả Lý Nhã Kỳ đi bán hàng, chị thứ chăm ba còn cô chăm mẹ. Học lớp 2, Lý Nhã Kỳ đã biết tự thu xếp cuộc sống. Cứ tan học, cô lại tranh thủ đi bán hạt dưa, hạt hướng dương. MC Quốc Thuận liền trêu: "Lúc nhỏ, em bán hột dưa. Lớn lên, em bán hột xoàn".
Mẹ Lý Nhã Kỳ bên 3 con gái. "Sang chấn tâm lý lớn nhất đời tôi là ngày ba mất. Tôi xin mẹ khoan hãy chôn ba vì vẫn giữ hy vọng rằng ông sẽ sống lại. Thậm chí đến khi đưa ba xuống huyệt, tôi vẫn lo sợ nếu ông tỉnh dậy sẽ không thể gọi ai. Tôi nghĩ tìm mọi cách để ba sống lại. Tôi không chấp nhận ông đã mất nên tự né tránh điều đó. Tôi nói với mẹ xin cho con đổi tên thành Lý Nhã Kỳ. Lý là tên của ba. Đến bây giờ không khó khăn nào trong cuộc sống có thể quật ngã tôi. Chị em chúng tôi coi ba là niềm sống của gia đình", Lý Nhã Kỳ nghẹn giọng.
Có một điều Lý Nhã Kỳ không hiểu rằng vì sao trong 3 chị em, cô là người yếu ớt và nhút nhát nhất nhưng ba lại chọn cô để gửi gắm di nguyện. "Biết mình không còn sống lâu, ba gọi riêng tôi nói: Ba không phải người cha tốt vì chưa lo cho các con đầy đủ. Ba cũng không phải người chồng tốt vì chưa làm được gì cho mẹ. Con hãy thay ba chăm sóc mẹ và gầy dựng lại gia đình. Chuyện này cả mẹ và 2 chị tôi đều không biết. Lần đầu tôi nói ra sau 16 năm", Lý Nhã Kỳ tâm sự.
Sống thay cho quá khứ thiếu thốn
Bà Lê Thị Hòa cho hay, ban đầu thấy con mê con công việc cũng chạnh lòng vì thường con út sẽ gần gũi mẹ. Tuy nhiên, bà chiều con vì biết Lý Nhã Kỳ chỉ hạnh phúc khi làm việc. "Hồi ông còn sống, tôi từng trách ông sao chưa bao giờ nói yêu tôi bao giờ. Đến tận hôm nay, tôi mới biết ông chu đáo như thế. Kỳ rất giống ba, nói ít, hiếm khi thể hiện nhưng làm rất nhiều", bà xúc động.
Cụ thể, Lý Nhã Kỳ đã bỏ trắng 2 năm sang Singapore để chữa bệnh cho mẹ dù khi ấy đang điều hành gần 30 công ty ở Việt Nam. "Chính từ 2 năm đó, tôi hình thành thói quen mang dép, mặc đồ tối giản. Mẹ khỏi bệnh, bác sĩ nói bà cần 4 năm theo dõi, tôi tiếp tục đồng hành với mẹ. Cứ mỗi 3 tháng/lần, tôi đưa mẹ đi tái khám, chưa từng trễ 1 ngày. Tôi hủy đi LHP Cannes, công việc kinh doanh, các buổi gặp đối tác để đưa mẹ tái khám. Biết mẹ chỉ ăn được món Việt, tôi mua hẳn căn nhà ở Singapore để bà có cảm giác gia đình", Lý Nhã Kỳ kể.
Lý Nhã Kỳ làm nhiều điều cho mẹ. Bà Hòa tiếp lời con gái: "Sau 6 năm đó, tôi quý sức khỏe hơn vì công của con gái lớn quá, không đong đếm được".
Nhiều thứ Lý Nhã Kỳ làm đều vì ba mẹ. Chẳng hạn, cô xây biệt phủ ở Vũng Tàu vì biết mẹ thích sống yên tĩnh. Ngày xưa, ba cô hứa đưa mẹ đi Đà Lạt nhưng chưa kịp thực hiện thì qua đời. Lý Nhã Kỳ đã thay ba xây khu nghỉ dưỡng ở Đà Lạt khánh thành đúng sinh nhật ba để tặng mẹ. Khu nghỉ dưỡng đó xây theo đúng mơ ước của bà: nhiều hoa, những ngôi nhà nhỏ xinh, có vườn ngự uyển cùng một chiếc ghế...
Tôi viên mãn
Lý Nhã Kỳ nói cô sống bù cho tuổi thơ: "Hồi xưa, tôi thường đứng trước cửa nhà hàng xóm thèm thuồng vì họ ăn cơm có sườn, có cá. Bây giờ, tôi ăn bữa cơm đầy đủ với mẹ. Thỉnh thoảng, tôi lại lấy xe đạp chạy, bù lại cảm giác thèm có xe đạp ngày xưa. Mọi thứ hiện tại trong cuộc sống của của tôi trọn vẹn, viên mãn hơn cả mong đợi. Tôi hay đùa rằng mình biết tiết ra hóc môn hạnh phúc. Chỉ là tôi vẫn độc thân. 10 năm trước, tôi muốn tìm người bạn đời hoàn hảo, thậm chí tự khắc nghiệt với cảm xúc của mình.
Lý Nhã Kỳ và mẹ ở phủ Trần Lê gia. Tôi và người yêu cũ chia tay là do lỗi của mình. Tôi yêu anh ấy nhưng không dám đánh đổi sự nghiệp để chọn gia đình. Anh ấy tìm bến đỗ bình yên khác là đúng đắn thôi. Anh ấy ví tôi như núi lửa, ngấm ngầm nhưng khi phun sẽ thiêu cháy mọi thứ. Tôi không tạo cảm giác an toàn cho anh. Vì vậy, nếu tôi có kết hôn với người đàn ông bình thường, mong mọi người đừng quá bất ngờ", Lý Nhã Kỳ nói.
Biệt thự nằm cạnh sông Sài Gòn của Lý Nhã Kỳ
Cẩm Lan
Lý Nhã Kỳ: 'Đàn ông ngoại tình do vợ hung dữ và không hiểu chuyện'
Trong tập 9 của Sao hỏa sao kim với chủ đề “Kinh doanh”, Lý Nhã Kỳ đã bày tỏ "Vợ càng hung dữ, chồng càng hạnh phúc” là quan điểm sai, vì đàn ông rất dễ ngoại tình khi vợ hung dữ và không thấu hiểu mình.
">Lý Nhã Kỳ: 'Lúc nhỏ bán hột dưa, lớn lên bán hột xoàn'
Kèo vàng bóng đá West Ham vs Bournemouth, 21h00 ngày 5/4: Khó cho The Cherries
Cách đây khoảng 1 tháng, trong lúc lưu thông trên đường Tôn Đức Thắng, hướng đi về bến xe Rạch Sỏi (Rạch Giá, Kiên Giang), chiếc xe của chị do tài xế Huỳnh Hải Sang cầm lái đã đâm trực diện vào hông chiếc xe ô tô 5 chỗ nhãn hiệu Chevrolet Aveo mang BKS 51F-776.XX do tài xế Đào Duy Tân điều khiển.
Vụ va chạm xảy ra tại ngã tư giao với đường Mai Chí Thọ vào lúc lúc 17 giờ 45 phút ngày 13/6. Hậu quả, xe Kia bị hư hại nặng phần đầu (nắp ca-pô, cản trước, đèn pha), hỏng khung két nước, két dàn nóng..., còn chiếc Chevrolet bị hỏng cửa trước bên phụ, giảm xóc trước bên phụ, đèn pha...
Chị Tho có mặt trên xe Kia đã ngay lập tức mời Công ty Bảo Minh Kiên Giang (Công ty thành viên của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh) - đơn vị được chị mua bảo hiểm và cảnh sát giao thông khu vực đến hiện trường làm việc.
Biên bản được lập bởi Thiếu tá Phạm Hoài Giang, thuộc Đội cảnh sát giao thông, trật tự, Công an TP Rạch Giá, ghi rõ, lỗi thuộc về tài xế Sang điều khiển xe Kia đã không giảm tốc độ và dừng lại an toàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới trong tham gia giao thông.
Với biên bản này, hai chủ xe đã làm việc với nhau và đi đến kết luận, chủ xe Kia sẽ phải tự khắc phục hỏng hóc và phải bồi thường cho chủ xe Chevrolet toàn bộ chi phí sửa chữa. Tổng chi phí sửa chữa cả hai xe là gần 86 triệu đồng.
Chia sẻ với PV VietNamNet, chị Đỗ Thị Kim Tho cho hay, chiếc xe Kia đã được chị mua 3 gói bảo hiểm gồm bảo hiểm TNDS bắt buộc theo quy định của pháp luật, bảo hiểm vật chất ô tô và bảo hiểm cho lái xe, người ngồi trên xe... của công ty Bảo Minh Kiên Giang.
Theo quy định về bảo hiểm vật chất ô tô, chị Tho sẽ được bảo hiểm chi trả cho việc sửa chữa, khắc phục các hỏng hóc do tai nạn của xe Kia. Đồng thời, theo quy định của bảo hiểm TNDS bắt buộc, chị Tho cũng sẽ được bảo hiểm thay mặt bồi thường toàn bộ cho các thiệt hại của bên thứ ba, tức chi phí sửa chữa xe Chevrolet (mức dưới 100 triệu đồng).
Hiện trường vụ va chạm giữa xe Kia 7 chỗ và xe Chevrolet 5 chỗ
Ảnh bên trái là kết luận trong biên bản làm việc của CSGT, trật tự Công an Tp Rạch Giá và ảnh bên phải là Thông báo chi trả của Bảo Minh Kiên Giang với kết luận là lỗi hỗn hợp (khoanh đỏ). Tuy nhiên, động thái sau đó của công ty Bảo Minh Kiên Giang khiến chị Tho bức xúc.
Cụ thể, trong thông báo chi trả ngày 28/6, công ty bảo hiểm này đã áp dụng chế tài bồi thường bảo hiểm là 50/50. Lấy lý do tai nạn này là do "lỗi hỗn hợp" (cả 2 tài xế đều có lỗi), công ty chỉ phê duyệt 50% chi phí sửa chữa cả 2 chiếc xe.
Bảo hiểm Bảo Minh Kiên Giang cho rằng, xe Chevrolet (xe bị đâm) cũng có lỗi vì đi từ đường không ưu tiên ra đường ưu tiên mà không nhường đường cho xe Kia. Kết luận này ngược lại với kết luận của CSGT Rạch Giá trong biên bản đã xác định lỗi chỉ thuộc về xe Kia.
Với việc tự kết luận như vậy, bảo hiểm Bảo Minh Kiên Giang sẽ chỉ duyệt giá sửa chữa xe Kia là 25,185 triệu đồng (báo giá sửa chữa 50,191 triệu đồng) và giá sửa chữa xe Chevrolet là từ 17,8 triệu đồng (báo giá sửa chữa 35,6 triệu đồng)
Bảo hiểm kết luận khác CSGT, khách hàng quyết kiện
Theo chị Tho, sau khi nhận được thông báo quyết định chi trả, chị không đồng tình với việc bảo hiểm "trừ" mất 50% mức tiền mà lẽ ra thuộc trách nhiệm bồi thường chi trả của bảo hiểm.
Điều khiến nữ chủ xe này bất bình nhất là công ty bảo hiểm đã tự ấn định theo kết luận riêng của mình mà không lấy căn cứ là kết luận của CSGT.
Sau thông báo trên, chị Tho xin được đoạn clip ghi lại tình huống va chạm từ camera giao thông thể hiện rất rõ nguyên nhân gây tai nạn và liên lạc với công ty bảo hiểm để đàm phán lại về quyền lợi của mình.
"Tuy nhiên, tôi không nhận được sự hợp tác tích cực. Thậm chí, nhân viên công ty còn thách đố tôi đi kiện nếu không đồng tình", chị Tho giãi bày.
Clip ghi lại tình huống va chạm giữa hai xe, trong đó thấy rõ xe Chevrolet 5 chỗ đã đi vào ngã tư trước xe 7 chỗ.
Để làm rõ vụ việc, phóng viên VietNamNet đã liên hệ với đại diện Bảo Minh Kiên Giang. Người đại diện của đơn vị này cho biết, không có gì để nói vì mọi thứ đã thể hiện rõ trong thông báo chi trả. Nếu muốn tìm hiểu, phóng viên cứ làm việc với chủ xe.
Về vụ việc trên, chuyên gia bảo hiểm Nguyễn Khắc Xuân (Giám đốc Công ty Tư vấn bảo hiểm InFair) nhận xét: "Trong các vụ va chạm, kết luận của cơ quan chức năng là có tính pháp lý cao nhất. Ở đây, bảo hiểm tự kết luận khác với kết luận của công an thì còn cần hồ sơ công an trong các vụ bồi thường bảo hiểm như hiện nay làm gì nữa. Nếu cho rằng kết luận của công an sai thì công ty bảo hiểm có thể khiếu nại chứ không thể tự ra quyết định như vậy rồi đi ngược với quyền lợi người mua bảo hiểm”.
Cũng theo ông Xuân, trong việc này, chị Tho có thể gửi đơn khiếu nại tới Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) để đòi quyền lợi chính đáng.
Cũng theo ông Xuân, thời gian gần đây, các tranh chấp chi trả bảo hiểm ngày một nhiều, phần lớn liên quan đến việc công ty bảo hiểm giảm trừ bồi thường lớn hoặc từ chối bồi thường.
Đã có những khách hàng vì cảm thấy nản lòng và không muốn mất thêm thời gian đã chấp nhận bị ép phạt chế tài. Thậm chí nhiều công ty bảo hiểm lợi dụng thời hạn yêu cầu bồi thường bảo hiểm TNDS bắt buộc là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn đã chây ỳ giải quyết, tìm cách làm khó khách hàng. Nếu không chịu được mới đưa nhau ra tòa.
Vì vậy người mua bảo hiểm cần nắm vững kiến thức để tránh bị ép giảm trừ bồi thường bảo hiểm khi ô tô bị tai nạn, cũng như tìm mua ở những đơn vị bán bảo hiểm có uy tín.
Hiện tại, chị Tho cho biết đã phải bỏ tiền túi để sửa hai chiếc xe, đồng thời, sẽ chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện Công ty Bảo Minh Kiên Giang ra tòa, theo đuổi vụ việc đến cùng.
Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự
Chủ xe cơ giới bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Nếu thiếu bảo hiểm TNDS, chủ xe sẽ bị phạt hành chính.Theo Điều 9 của Thông tư 22/2016/TT-BTC, chủ ô tô mua bảo hiểm TNDS khi có tai nạn xảy ra sẽ được bảo hiểm bồi thường những thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba với mức tối đa 100 triệu/vụ nếu có thiệt hại về người, tối đa 100 triệu/vụ nếu có thiệt hại tài sản.
Bảo hiểm vật chất ô tô
Bảo hiểm vật chất xe không bắt buộc nhưng rất cần thiết đối với mỗi chiếc ô tô. Gói bảo hiểm vật chất sẽ tùy thuộc vào giá trị của xe, xe càng đắt tiền thì gói bảo hiểm này càng đắt và ngược lại.
Mục đích mua bảo hiểm vật chất là khi xảy ra tai nạn hay va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp phụ kiện của xe (lốp, gương...) thì bên bảo hiểm sẽ đền bù những khoản phí khắc phục thiệt hại cho chủ xe.Ở cả hai loại bảo hiểm này, công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường nếu chủ xe hoặc tài xế vi phạm pháp luật (không bằng lái, xe hết đăng kiểm, dùng chất kích thích lái xe, đi vào đường cấm…) hoặc xe hư hại do khủng bố, chiến tranh…
Đình Quý
Bạn đã từng gặp tình huống tương tự khi làm việc với bảo hiểm ô tô? Hãy chia sẻ câu chuyện về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Từ chối bảo hiểm thiếu căn cứ, Bảo Việt thua kiện
Viện cớ chủ xe đã cải tạo thành thùng để từ chối bồi thường cho chiếc xe tải bị đất vùi, Bảo hiểm Bảo Việt bị tòa xử thua, yêu cầu bồi thường.
">Bảo hiểm Bảo Minh bớt 50% tiền bồi thường, nữ chủ xe bất bình
Thế nhưng, tour càng cháy, càng nhiều người tranh thủ dịp lễ 30/4 để đi du lịch thì tôi càng quyết tâm: Du lịch... tại gia, khám phá chính thành phố của mình! May mắn thay, chồng con và cả gia đình tôi cũng tán đồng "quyết sách" này.
Tới hôm nay, chúng tôi đã lên một list dài những việc để làm trong 4 ngày nghỉ sắp tới. Nào là thăm lại Lăng Bác, công viên Thủ Lệ, đền Ngọc Sơn... Khám phá chuyến xe bus 2 tầng vòng quanh phố cổ, những con đường "mới nổi" ở Thủ đô với hoa ban, lá vàng hay gánh hàng rong và thử những món ngon chỉ ngày giao mùa mới có. Hà Nội tuyệt vời thế, sao không thử "du lịch tại chỗ" ngay hôm nay?
Còn để mà nói về lý do khiến cả gia đình tôi quyết tâm du lịch tại chỗ thì có vô vàn. Nhưng có lẽ câu chuyện bắt đầu trong một lần cả gia đình tôi đi nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Lần đó, ông xã và em trai anh quyết định lái xe từ Hà Nội vào Huế. Chúng tôi định tự lái xe để có thể thích đâu dừng đó và tranh thủ ghé thăm người thân ở Đà Nẵng. Nhưng rồi, chờ đón chúng tôi là hành trình dài hơn 2 tiếng đồng hồ ở đường trên cao bởi những hàng xe dài nối đuôi nhau ùn ứ... Mãi mới "chạm" vào cao tốc nhưng cũng chẳng vui vẻ gì hơn khi dòng xe chỉ thấy tăng chứ không giảm.
Không dừng ở đó, đi tới đâu cũng chỉ thấy người với người. Biển Sầm Sơn, Cửa Lò... đều đông nghẹt, các nhà hàng rơi vào tình trạng quá tải. Lũ trẻ đói méo mặt nhưng cha mẹ gần như bất lực vì không thể có đồ ăn phù hợp cho chúng. Giá cả thì đâu có như mọi khi mà đắt "cắt cổ". Một đĩa trứng tráng giá 150 ngàn, bát canh mùng tơi nấu suông cũng thế. Cua ghẹ tiền triệu nhưng toàn con óp, có được chút thịt thì bở và nhạt toẹt. Đĩa tôm ươn khiến mẹ chồng tôi ăn có một con nhưng vẫn "chịu trận" ôm WC cả buổi.
Phòng nghỉ dù đã đặt sẵn ở một resort có tiếng nhưng cũng không hoàn hảo. Khi chúng tôi nhận phòng, thậm chí WC còn chưa được dọn dẹp xong. Cả ngày di chuyển, ông bà và lũ trẻ muốn nằm nghỉ ngay nhưng lại phải ngồi chờ dọn phòng. Nhân viên rối rít xin lỗi vì khách quá đông nên khâu chuẩn bị có phần lúng túng hơn ngày bình thường. Gia đình tôi cũng thông cảm nhưng mệt mà không được nghỉ khiến cả nhà cứ ấm ức trong người.
Sau kỳ nghỉ "đau thương" đó, cả nhà tôi quyết định sẽ né những dịp lễ tết và chỉ đi du lịch vào những ngày bình thường. Ví dụ, trước 30/4 - 1/5 vài tuần, cả nhà tôi tranh thủ đi Hạ Long. Biển vắng, các khu vui chơi cũng thoáng người. Nhà hàng thì đầy ắp đồ ăn tươi ngon, giá cả lại rất hợp lý. Hoặc khi dân tình thi nhau đi du lịch vào tết Âm lịch với lý do "né Tết", tranh thủ xả stress, đỡ phải cỗ bàn lách cách..., chúng tôi ở nhà, dành thời gian đi thăm họ hàng, bạn bè...
Dù gì đi nữa thì cả năm cũng chỉ có 1 cái tết Âm lịch, một dịp hiếm hoi để cả đại gia đình um họp bên nhau, tội gì mà không tận hưởng thời gian đặc biệt này? Tới khi hết Tết, tôi lên kế hoạch cho cả nhà đi Phú Quốc vào một dịp cuối tuần. Lũ trẻ hay người lớn đều chỉ cần xin nghỉ 1-2 buổi học, buổi làm là được rồi. Khi ấy, các khu du lịch đều ít người, chuyến đi sẽ thảnh thơi và thoải mái hơn nhiều!
Các anh chị có thể bảo tôi tính toán lòng vòng, nhưng chỉ nghĩ tới cảnh chen chúc, quá tải trong kỳ nghỉ là đã thấy không thoải mái rồi! Thế nên "xin kiếu", cứ để em ở nhà cho khoẻ mới vui!
Hà Trang (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội)
*Nếu bạn có ý kiến, hãy gửi về cho chúng tôi tại địa chỉ: bandoisong@vietnamnet.vn. Bài viết của bạn có thể không trùng quan điểm của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!
">Bí quyết cho kỳ nghỉ 30/4 và 1/5 hoàn hảo: Hãy né du lịch trong dịp lễ
MC Hồng Nhung, TS. Lê Xuân Nghĩa, tác giả Thuý Sen, hoạ sĩ Thăng Fly, PGS.TS Trương Gia Bình (từ trái qua phải) tại lễ ra mắt sách. Tại lễ ra mắt, tác giả Thuý Sen chia sẻ, cuốn sách đến với độc giả là duyên của mình với các cộng sự “vì cùng chung khát vọng lan tỏa giá trị đến cộng đồng, làm cho xã hội tốt đẹp hơn”.
“Trong quá trình công tác và chứng kiến nhiều hoàn cảnh, chúng tôi nhận thấy nếu như mọi người được trang bị kiến thức tài chính sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là lý do cuốn sách ra đời”, tác giả bày tỏ.
Tác giả Thuý Sen. Về quá trình viết cuốn truyện tranh Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền, tác giả Thúy Sen chia sẻ: “Khó khăn nhất khi tôi viết là truyền đạt kiến thức về tài chính, ngân hàng mà ai đọc cũng gặp hình ảnh của mình ở đó, dễ hiểu, dễ áp dụng và giàu tính nhân văn, giáo dục để hướng đến những điều tốt đẹp. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc đã giúp tôi dẫn dắt kiến thức tài chính, ngân hàng một cách mộc mạc, dễ hiểu đến bạn đọc”.
Họa sĩ Thăng Fly (Bùi Đình Thăng) cho biết đã vẽ minh hoạ cuốn sách trong thời gian ngắn nhất, với khối lượng công việc đồ sộ nhất từ trước tới nay.
“Có những thông tin trong sách cần chính xác, sửa tới 11 lần vẫn chưa xong. 300 trang có đến 1.000 phiên bản. Những chương đầu tiên dễ làm hơn, vì cố đưa nhân vật đi ra rừng, biển, nói về quá khứ, nhưng đến chương 3, các nhân vật nói chuyện cho vay, chứng khoán… chúng tôi bí. Tác giả và phải cùng nhau nghĩ cách để minh hoạ cho sinh động”, Thăng Fly chia sẻ.
TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia cho rằng, tác giả đã rất tinh tế khi khôn khéo chọn truyện tranh, lợi dụng khả năng diễn đạt của ngôn từ, khả năng cảm xúc của hình ảnh, dùng từ ngữ cô đọng để giải quyết vấn đề lớn, biến những vấn đề phức tạp trở nên đơn giản, nên khả năng lan tỏa của cuốn sách trong các gia đình sẽ rất lớn.
“Trong mỗi gia đình nên có cuốn sách này. Từ già tới trẻ ai cũng nên đọc để chia sẻ với nhau. Ở châu Âu giáo dục về tiền rất sớm, từ cấp 1, 2 có bài giảng về tiền, có bảo tàng giáo dục về tiền và bố mẹ có ý thức nói với con về tiền. Nhưng ở Việt Nam, sau một thời gian lao động vất vả, bố mẹ có tích lũy, có thể giáo dục con phong cách ứng xử với đồng tiền văn minh, nhân văn. Tôi kỳ vọng cuốn sách sẽ mang lại giá trị tốt cho nhiều gia đình, lan tỏa tới các học sinh trong trường học, doanh nghiệp”, TS. Lê Xuân Nghĩa chia sẻ.
PGS.TS Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT khẳng định khi đọc cuốn sách này đã ước ngay mỗi gia đình đều có một cuốn bởi “làm ra tiền khó đã khó, giữ được tiền còn khó hơn”.
“Không phải để tiền trong két sách đã an toàn mà nằm ở khéo khôn về tiền. Nhiều người rơi vào thảm cảnh làm lụng cả đời, tích cóp được nhưng không giữ được tiền. Với những bạn trẻ, khéo khôn về tiền càng quan trọng. Cuốn sách mang đậm tính nhân văn, góp phần làm cho đất nước thịnh vượng”, ông Bình chia sẻ.
Cuốn truyện tranh Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiềnvới gần 30 câu chuyện thấm đẫm tình người xoay quanh các kiến thức cơ bản, thiết thực, dễ hiểu và dễ áp dụng liên quan đến chủ đề tài chính, tiền tệ, đầu tư đang rất được quan tâm hiện nay. Độc giả có thể tránh được những rủi ro tài chính qua câu chuyện được kể trong sách.
Gần 30 câu chuyện trong sách xoay quanh kiến thức cơ bản liên quan đến tiền (lịch sử của tiền, giá trị kinh tế - xã hội của đồng tiền, tiền điện tử, lạm phát, giảm phát, lãi suất, tỷ giá… tác động ra sao đến cuộc sống, ứng xử trong giao dịch tiền tệ, nội tệ, ngoại tệ…); hiểu biết về đầu tư tài chính (chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm, chứng chỉ quỹ…); hoặc về ngân hàng (lịch sử, lưu ý khi gửi tiết kiệm, vay vốn, thanh toán…).
Đây cũng là những nội dung mọi người rất quan tâm hiện nay, với nhiều khái niệm và thông tin hữu ích được giải thích một cách dễ hiểu, phù hợp với nhiều lứa tuổi như: Lạm phát, giảm phát khác nhau thế nào? Tỷ giá và lãi suất liên quan gì đến nhau? Đi nước ngoài được mang bao nhiêu ngoại tệ tiền mặt? Tiền cũ nát đổi ở đâu? Hay những kinh nghiệm trong đầu tư: Phân biệt trái phiếu, cổ phiếu và tiền gửi tiết kiệm; Lưu ý gì khi mua bảo hiểm? Lưu ý gì khi gửi tiết kiệm, vay vốn; Lời khuyên trong các giao dịch ngân hàng trên môi trường điện tử; bảo mật thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng thế nào để tránh rủi ro?
Mỗi câu chuyện là bài học về tài chính và cuộc sống. Không chỉ nhằm mục đích bổ sung kiến thức, nhiều câu chuyện thấm đẫm tình người, tình cảm gia đình, đồng đội, bạn bè, thầy cô... trong Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền đã chạm đến những tầng cảm xúc sâu lắng của người đọc.
Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền có giá trị kép ở chỗ, bên cạnh kiến thức, hiểu biết về tài chính, người đọc có dịp suy ngẫm về sự hiếu thuận, lòng biết ơn. Những thông điệp đưa ra không hề khiên cưỡng mà tác động nhẹ nhàng nhưng trực diện đến người đọc. Trên tất cả, tình cảm gia đình, trách nhiệm, tình yêu thương giữa người với người chính là sợi dây kết nối giúp các thành viên vượt qua mọi khó khăn, hướng đến an lành và hạnh phúc.
Đây còn là cuốn truyện tranh có cách thể hiện mới mẻ, độc đáo, sáng tạo, giàu tính nhân văn và giáo dục được dẫn dắt bởi ca dao, tục ngữ, thành ngữ và truyền thống văn hoá Việt Nam.
Đây cũng là cuốn truyện tranh lần đầu tiên có nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhất tại Việt Nam đến thời điểm này (với hơn 80 câu), đã truyền cảm hứng về tình yêu thương, nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lao động như “Thế gian giàu bởi chữ cần/Có mà lười biếng thì thân chẳng còn”, “Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", “Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”; về lòng hiếu thảo, biết ơn cha mẹ, thầy cô: “Lặng nhìn sợi tóc như sương/Vương trên đầu lược mà thương mẹ già”, “Làm người trước liệu hiếu thân/Cảm ơn cha mẹ ân cần nuôi con”, “Con ơi ghi nhớ lời này/Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên”...
Ths. Lê Thị Thúy Sen là Vụ trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có hơn 20 năm công tác liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng, truyền thông, bảo hiểm tiền gửi, cố vấn các chương trình truyền hình Tiền khéo Tiền khôn – Kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam, Tay hòm chìa khóa – Kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. 'Xây dựng thương hiệu tinh gọn'Cuốn sách 'Xây dựng thương hiệu tinh gọn' gồm 9 chương, đề cập tất cả các vấn đề cốt lõi, bước đi cụ thể để xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu; đi kèm phân tích hàng chục case study trong và ngoài nước, hình ảnh, biểu đồ ấn tượng, dễ nhớ.">Cuốn sách hướng dẫn khéo khôn với tiền thành hiện tượng xuất bản